Cây lộc vừng – cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Rate this post

Cây lộc vừng được nhiều người ưa chuộng bởi hình dáng và màu sắc hoa đỏ chói nổi bật. Hiện nay cây lộc vừng được các nghệ nhân uốn thế để tạo cây cảnh bonsai cực kỳ đẹp mắt đem lại lợi ích kinh tế cao. Cây còn được trồng như cây cảnh trang trí vừa tạo bóng mát cho ngôi nhà nữa. Vậy cách trồng và chăm sóc cây như thế nào? Mời các bạn cùng đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Nguồn gốc xuất xứ của cây lộc vừng

  • Tên thường gọi cây lộc vừng
  • Tên khoa học là Barringtonia acutangula Gaertn
  • Họ Lecythidaceae
  • Nguồn gốc xuất xứ của các nước Đông Nam Á như VIệt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.

Đặc điểm nổi bật của cây lộc vừng

  • Thân cây thuộc loại thân gỗ lâu năm, chiều cao trung bình của cây từ 15 đến 20m, đường kính từ 40 đến 50cm. Khi cây còn non thân có màu xanh khi trưởng thành chuyển già sần sùi màu nâu xám, vỏ cây nứt dọc hay bong mảng hình chữ nhật. Bên trong lớp vỏ có màu đỏ hồng, có nhiều xơ và dịch cũng màu đỏ. Cây phân chia nhiều cành nhánh, cây phát triển càng cao tán lá càng tỏa rộng.
  • Lá cây thuộc loại lá đơn, các lá mọc cách nhau, phiến lá thuôn tròn và to. Lá có hình bầu dục, phía đầu hơi tù phần mũi nhọn. Lá khi về già xanh đậm đà, khi còn non nổi lên những chồi non xanh. Mép lá có răng cưa thưa, bề mặt lá khá nhẵn, mặt trên lá đậm hơn phía dưới. Phần gân lá nổi, cuống lá ngắn, khi lá già rụng xuống ở thân nổi hình sẹo dạng lưỡi liềm.
  • Hoa mọc thành từng cụm, cụm hoa cho bông khá dài từ 6 đến 10cm rủ xuống ở đầu cành. Hoa khá nhỏ màu đỏ tươi, khi hoa nở hương hoa thoang thoảng, hoa dài đung đưa trước gió mềm mại quyến rũ. Hoa thường nở vào tháng 3 hàng năm.
  • Khi hoa tàn cây xuất hiện quả hình cầu màu xanh khi còn non. Khi quả già chuyển màu vàng nâu, đường kính của quả chừng 4 đến 6cm, vỏ ngoài khá cứng, bên trong mỗi quả có 1 hạt.
cay-loc-vung_1

Hình ảnh cây lộc vừng

Tác dụng của cây lộc vừng

  • Cây lộc vừng được trồng như cây cảnh trang trí đem lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng. Cây được tạo hình tạo dáng thành cây bonsai, tùy vào dáng thế của cây có cây lên tới hàng trăm triệu.
  • Tán cây tỏa rộng nên cây được ưa chuộng trồng ở công viên, đường phố, sân vườn… vừa có tác dụng trang trí lại có tác dụng che mát nữa. 
  • Cây thu hút chất thải độc hại nhả ra khí oxy cung cấp cho môi trường giúp không khí trong lành hơn.
  • Cây là biểu trưng của sự thịnh vượng, giàu sang, an lành, bình an.
  • Cây còn được lựa chọn làm quà tặng nhân dịp khai trương, tân gia,..

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

  • Nhân giống: cây được nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc trồng bằng hạt. Chọn những hạt già từ cây trên 3 năm tuổi làm giống, cành chiết chọn những cành bánh tẻ. Lựa chọn cành không quá non cũng không quá già, những cành có hoa rồi càng tốt.
  • Đất trồng: nên trồng cây ở đất tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng.
  • Tưới nước: ngày đầu mới trồng thì tưới nước thường xuyên cho cây. Khi cây trưởng thành bộ rễ cây ăn sâu xuống đất tự cung cấp chất dinh dưỡng cho cây giúp cây khỏe mạnh nên việc tưới nước cho cây không cần thiết nhiều.
  • Ánh sáng: cây ưa sáng mạnh nên trồng cây nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến. Cây có khả năng quang hợp phát triển nhanh hoa nở cũng đẹp hơn.
  • Sâu bệnh: cây dễ bị sâu ăn lá, nếu thấy cần mua thuốc ở các cửa hàng bảo vệ thuốc trừ sâu phun phòng ngừa ngay tránh lây lan.

Leave a Reply