Bệnh đau dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Rate this post

Đau đau dạ dày là một căn bệnh tiêu hóa phổ biến. Bệnh gây ra các biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, đau bụng, khó tiêu, táo bón,… Cơn đau có thể do bệnh viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là một trong những biểu hiện nổi bật của rối loạn chức năng đường ruột, chủ yếu xảy ra ở vùng thượng vị. Các cơn đau xuất hiện có thể do sự xâm nhập của các vi khuẩn hoặc các yếu tố ngoại nhân khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tạo nên cơn đau.

Tùy vào từng vị trí tổn thương mà cơn đau dạ dày có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như: thượng vị, bờ cong lớn hoặc nhỏ, môn vị,… Ngoài ra, cơn đau dạ dày có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như: thực quản, tá tràng,…

Triệu chứng bệnh đau dạ dày

Bệnh dạ dày ngoài cơn đau bụng, bệnh nhân có thể gặp rất nhiều triệu chứng khác như:

 

  • Đau dạ dày

 

Các cơn đau bụng, đặc biệt là đau vùng bụng trên rốn và dưới xương ức (đau thượng vị) chính là triệu chứng điển hình nhất của bệnh đau dạ dày. Cơn đau bụng thường xuyên xuất hiện khi đó, sau bữa ăn, ít xảy ra khi ngủ. Ngoài đau thượng vị, người bệnh dạ dày có thể đau ở vùng bụng giữa hoặc bụng dưới, kèm theo triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.

 

  • Ợ hơi, ợ chua thường xuyên

 

Rối loạn tiêu hóa khiến thức ăn không kịp tiêu hóa lên men trong dạ dày. Hơi đẩy lên gây hiện tượng ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, kèm theo biểu hiện đau tức vùng xương ức do trào ngược dạ dày.

 

  • Đầy hơi, khó tiêu

 

Hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, thức ăn ứ trong dạ dày khiến cho người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, cảm giác ậm ạch khó chịu, đặc biệt là sau khi ăn no.

 

  • Buồn nôn hoặc nôn

 

Buồn nôn hay nôn cũng chính là biểu hiện đặc trưng khác của bệnh đau dạ dày. Khi thức ăn bị trào ngược lên thực quản, tạo kích ứng gây buồn nôn. Với trường hợp bệnh nặng, các vết loét dạ dày với kích thước lên, xuất huyết có thể gây triệu chứng nôn kèm theo máu. Tình trạng nôn nhiều khiến người bệnh bị mất nước, suy nhược, sụt cân.

 

  • Các triệu chứng khác

 

Bên cạnh các triệu chứng tiêu biểu trên, người bệnh dạ dày có thể gặp các dấu hiệu khác như: chán ăn, đi ngoài dạng lỏng hoặc táo bón,…

Bệnh đau dạ dày kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: loét dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày cùng nhiều tổn thương ở các bộ phận lân cận.

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh dạ dày như:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: người bệnh ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ chiên xào dầu mỡ, đồ không đảm bảo vệ sinh, ăn quá no kéo dài, nhịn  đói thường xuyên,…
  • Sử dụng nhiều chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá, cafe, đồ uống có ga,…
  • Chế độ sinh hoạt không khoa học: Ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, thường xuyên thức khuya, căng thẳng mệt mỏi kéo dài, hay kích động,…
  • Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nặng như: dầu cam, thuốc tả, thuốc xổ, acid nitric, aspirin,…

Cách phòng và điều trị bệnh đau dạ dày

Chẩn đoán bệnh

Các phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh đau dạ dày như:

  • Khám lâm sàng dựa trên biểu hiện bệnh.
  • Nội soi dạ dày
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Một số phương pháp khác như: xét nghiệm phân, huyết thanh, kiểm tra tổ chức bệnh lý,…

=> Các phương pháp trên cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.

Cách phòng tránh đau dạ dày

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Loại bỏ những thói quen không tốt cho cơ thể
  • Tránh lạm dụng thuốc tây.
  • Cân bằng chế độ ăn – ngủ – nghỉ – làm việc – giải trí.

Cách điều trị bệnh đau dạ dày

Có rất nhiều phương pháp điều bệnh dạ dày khác nhau tùy vào từng tình trạng bệnh như:

  • Sử dụng thuốc tây: Đặc biệt là các loại thuốc trung hòa acid, giảm đau, chống co thắt, thuốc kháng histamin H2, thuốc kháng sinh,…
  • Các bài thuốc Đông y nhằm kiện tỳ, trị táo bón, chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chán ăn, suy nhược cơ thể,….
  • Các mẹo giảm triệu chứng bệnh đau dạ dày tại nhà như: nghệ + mật ong, các loại lá mơ, lá chè,…

Việc sử dụng phương pháp và cách điều trị nào còn tùy thuộc nguyên nhân, tình trạng và thể trạng bệnh nhân. Để chữa dứt điểm bệnh đau dạ dày, bạn nên đến gặp bác sĩ có chuyên môn kinh nghiệm để được chẩn đoán, thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Leave a Reply